Thoái hóa khớp gối là bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp, đặc biệt là người cao tuổi. Ban đầu, bệnh chỉ có nhức biểu hiện như mỏi, vận động khó khăn, có tiếng lục cục khi vận động, sau xuất hiện cảm giác đau nhức khi bước lên cầu thang hoặc thay đổi thời tiết. Trong trường hợp nghiêm trọng, thoái hóa khớp có thể khiến người bệnh đau cứng khớp đột ngột, không thể co duỗi được. Bệnh đang có dấu hiệu ngày một trẻ hóa, ở những người ít vận động như dân văn phòng.
Theo y học cổ truyền phương Đông, bên cạnh việc sử dụng thuốc để giảm đau khớp gối, vật lý trị liệu, châm cứu thì massage bấm huyệt cũng là cách hiệu quả để giảm đau khớp gối và điều trị thoái hóa khớp gối.
Tìm hiểu về phương pháp massage giảm đau khớp gối:
- Xát khớp gối: Bệnh nhân ngồi trên giường cứng hoặc trên sàn, hai chân duỗi thẳng. Hai bàn tay bao quanh hai bên khớp gối và xát lên xuống khoảng 20 lần.
- Day khớp gối: Ngồi trên mặt phẳng, hai chân duỗi, bàn tay úp trên xương bánh chè rồi day trong theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần rồi đảo chiều ngược lại.
- Miết khớp gối: Ngồi sao cho cẳng chân tạo với đùi một góc vuông. Đặt hai ngón tay cái vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại để vào khoeo chân (sau đầu gối). Hai ngón tay cái dùng lực để miết hướng vào tâm sau đó lại miết từ tâm ra phía sau dọc theo khe khớp gối. Thực hiện tương tự hai bên chân, mỗi bên 20 lần.
- Vận động khớp gối: Ngồi sao cho cẳng chân tạo với đùi một góc vuông. Hai bàn tay bao quanh khớp gối co duỗi nhẹ nhàng 20 lần mỗi bên chân.
- Thực hiện day ấn các huyệt như: huyệt Âm lăng tuyền, huyệt Túc tam lý, huyệt Huyết hải, huyệt Thừa sơn trong khoảng 1 phút với lực vừa phải.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp chườm nóng khớp gối bằng lá ngải cứu sao với muối hàng ngày vào buổi tối để giảm đau khớp gối hiệu quả.
Một số lưu ý khi bị đau khớp gối:
- Khi bị đau khớp gối cấp tính thì bạn cần phải hạn chế vận động và kết hợp sử dụng thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi các triệu chứng đau giảm bớt thì cần phải tăng cường vận động khớp gối để tránh xảy ra tình trạng cứng khớp, biến dạng khớp.
- Nên tập thể dục, vận động cơ thể một cách thường xuyên với cường độ thích hợp. Nên tập luyện thể dục thể thao khoảng 20 – 30 phút/ngày, ít nhất là luyện tập 3 ngày/tuần. Một số môn thể thao tốt cho khớp gối là đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe đạp,…
- Kiểm soát cân nặng, thừa cân béo phì sẽ tạo ra áp lực lớn cho chân, đặc biệt là khớp gối.
- Tăng cường thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương như canxi có trong sữa chua, sữa tươi, hải sản,…
- Tránh các tư thể xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, ngồi khoanh chân, khom cúi kéo dài,…
- Hạn chế đi giày cao gót.
Bên cạnh những kiến thức massage và lưu ý kể trên, bạn có thể sử dụng ghế mát xa hoặc máy masasge chân để tiết kiệm thời gian mà lại đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe nói chung và giảm đau khớp gối nói riêng.